Giải mã hành vi và xu hướng mua sắm online dịp cuối năm

Trong bối cảnh “bình thường mới” sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi khá nhiều so với trước đây. Nhà Bán hãy cùng nhìn lại các hành vi tiêu dùng của khách hàng trong năm 2021 (*) và khám phá các xu hướng sẽ lên ngôi trên sàn TMĐT để bắt đầu kế hoạch kinh doanh năm mới thật năng suất nhé.

(*) Dựa theo báo cáo [Kantar Worldpanel] Tet 2022: Any changes you should be aware of?

I. GIẢI MÃ HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG

Chúng ta có thể giải mã hành vi mua sắm của khách hàng trong thời điểm cuối năm thông qua 4 khía cạnh sau đây:

1. Hoạt động Tết

  • 88% người được khảo sát cho biết muốn đón tết cùng gia đình

  • 84% muốn trang trí lại nhà cửa

  • 73% sẽ nấu ăn và làm các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét…

  • 73% sẽ video call về nhà cho người thân và bạn bè

  • 71% mọi người xem các chương trình giải trí trên TV

Các hoạt động trước và trong Tết diễn ra trên không gian mạng nhiều hơn đặt ra cho các thương hiệu cơ hội tăng cường quảng cáo sản phẩm tại kênh trực tuyến thay vì quảng cáo trực tiếp (tờ rơi, catalog,…) như trước đây.

2. Mua sắm Tết

2.1 Về thời gian mua sắm

44% người dân Việt Nam cho biết họ dự kiến mua sắm chuẩn bị Tết vào thời điểm khoảng 2 tuần trước Tết. So với những năm trước, người dân chỉ rộn ràng mua sắm trước Tết Âm lịch khoảng 3 đến 4 tuần; với Tết Dương lịch thì thời gian còn chỉ 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, năm 2022 này Tết Âm lịch gần với Tết Dương lịch (cách 1 tháng) nên khách hàng sẽ có xu hướng mua sắm một lần để tiết kiệm thời gian. Bạn nên lên kế hoạch và triển khai sớm các chương trình Marketing để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Trên thực tế, số lượng đơn hàng tăng gần 2-3 lần so với ngày thường trong các chiến dịch nổi bật mùa lễ hội: 11/11, Black Friday, 12/12 và lễ Giáng sinh.” Từ đó chúng ta có thể thấy được hai tháng cuối năm này sẽ là cơ hội “gỡ” lại những gì đã mất trong những tháng đã qua vì Covid.

2.2 Về số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Trong vài tháng qua, mọi người mua sắm ít hơn nhưng mua số lượng hàng hóa nhiều hơn trong mỗi lần mua. Việc sử dụng các combo/mua kèm giảm thêm cũng là phương án hợp lý để thúc đẩy mua sắm ở giai đoạn kích cầu tiêu dùng này.

Ví dụ: Thay vì bán 1 cái chảo chiên chống dính, hãy tạo ra combo khuyến mãi như: Mua 2 chảo được tặng 1 nồi hoặc mua 1 chảo sẽ được 5% khi mua kèm 1 nồi… Đó sẽ là 1 chiến lược thông minh để kích thích khách hàng mua nhiều hơn.

2.3 Về kênh mua sắm

Với sự thay đổi nhanh chóng trong những tháng gần đây, siêu thị nhỏ và mua sắm trực tuyến trở thành “bạn của mọi nhà”, một phần tiện lợi và cũng hạn chế việc tiếp xúc nơi đông người. Hai kênh này dự kiến sẽ còn tăng tốc hơn nữa vào dịp Tết 2022.

3. Đồ ăn và đồ uống

Nếu bạn đang kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đặc biệt là sản xuất bánh kẹo mứt Tết, hãy lưu ý chú trọng phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng năm 2022.

  • Thực phẩm sạch “lên ngôi”: Sau đại dịch, mọi người đều có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, quan tâm đến những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức đề kháng.

  • Thực phẩm đóng gói duy trì mức tăng trưởng tích cực vì sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu tích trữ của người dân.

  • Sản phẩm giúp cho việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn như: Gia vị ướp sẵn, các loại sốt, trà/ nước uống thanh nhiệt… được những bà nội trợ hiện đại ưa chuộng.

4. Quà biếu Tết

Quà biếu Tết 2022 sẽ có xu hướng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, mang tính thiết thực và có giá trị sử dụng cao. Bạn cần chuẩn bị các nguồn hàng được ưu tiên lựa chọn nhất trong mùa Tết như: Bánh mứt, kẹo, đồ uống có cồn, giỏ quà gói sẵn, quần áo, giày dép, phụ kiện…

Cách mọi người tặng quà cho nhau vào dịp Tết cũng có thể sẽ thay đổi. Họ sẽ sử dụng các dịch vụ giao hàng nhiều hơn thay vì đến tận nhà. Theo khảo sát, có tới 85% người mua hàng mong muốn được miễn phí vận chuyển. Để nắm bắt được tâm lý này, Nhà Bán nên áp dụng chính sách ưu đãi vận chuyển như: Đạt giá trị đơn hàng tối thiểu để được miễn phí giao hàng hoặc tung ra các mã miễn phí vận chuyển…

II. DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG MUA SẮM TRÊN SÀN TMĐT DỊP CUỐI NĂM

Xu hướng kinh doanh trên sàn TMĐT tiếp tục là phương thức hiệu quả để các thương hiệu, nhà bán hàng duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong mùa mua sắm cuối năm. Thói quen mua sắm online của người tiêu dùng cũng được hình thành và phát triển mạnh trong giai đoạn giãn cách xã hội sẽ tiếp tục được duy trì. Khách hàng đã và đang hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các chiến dịch, sự kiện mua sắm lớn trên các sàn TMĐT.

Dự đoán trong các tháng cuối năm này các nhóm ngành hàng Bách hóa online, Thời trang – Phụ kiện, Điện tử – Thiết bị số, Sức khỏe – Làm đẹp sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng. Đây là các ngành hàng đã phát triển rất mạnh mẽ trong những tháng dịch vừa qua do nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Ngành hàng Thời trang – Phụ kiện

Đây là ngành hàng luôn được “săn lùng” và bùng nổ khi các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới cũng như Tết đến cận kề. Khách hàng có thể chi mạnh tay trở lại sau bao ngày tiết chế shopping trong giai đoạn giãn cách vừa qua và với mong muốn refresh bản thân: “New year, New me”.

Ngành hàng Điện tử – Thiết bị số

“Work from home” đã dần trở thành xu hướng và có thể tiếp tục trong thời gian tới, vì vậy dân văn phòng sẽ có nhu cầu cao đối với các mặt hàng như: Giá đỡ laptop, thảm trải bàn, hộp đựng tài liệu…; Thiết bị điện tử (Bàn phím, chuột, micro, camera, tai nghe…)

Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội khiến nhu cầu trò chuyện qua video và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cao hơn, do đó nhu cầu về các sản phẩm công nghệ tăng cao hơn như: Loa bluetooth, đèn livestream…

Ngành hàng Nhà cửa – Đời sống

Tết đến, ai cũng mong muốn tổ ấm của mình trông tươi mới hơn bằng việc tập trung sửa sang và tân trang nhà cửa để đón nhận những điều may mắn. Có thể nói gần đây mọi người ngày bắt đầu yêu thích trang trí nhà theo phong cách cá nhân. Bạn nên tìm hiểu xu hướng trang trí nhà cửa trên thế giới để sản xuất/nhập kho những sản phẩm phù hợp trong năm 2022.

Ngành hàng Sức khỏe – Làm đẹp

Dịch bệnh tạo điều kiện cho ngành hàng này phát triển cực mạnh với các sản phẩm: Mỹ phẩm làm đẹp, Dụng cụ kiểm tra sức khoẻ, Thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe… khiến chúng ta quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.

Ngành hàng Bách hóa Online

Hậu giãn cách, thói quen đi chợ của “bà nội trợ” đã dần quen với việc chọn mua các mặt hàng thiết yếu, rau củ quả tươi sống thông qua các sàn thương mại điện tử. Họ vẫn duy trì thói quen dự trữ thực phẩm, hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết.

Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa – trái cây sẽ được mua vào khoảng thời gian cận Tết hơn

Với việc thấu hiểu tâm lý khách hàng và các gợi ý về xu hướng/ngành hàng hot nhất cuối năm nay, còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay lên kế hoạch bán hàng ngay từ bây giờ. Chúc bạn sẽ sớm tìm thấy cơ hội và thành công bứt phá kinh doanh trên sàn TMĐT nhé.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Đánh giá trung bình: 3.7 / 5. Số lượt đánh giá: 9

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích...

Hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé!

Ôi 🙁

Bạn có thể cho Tiki biết điểm nào khiến bạn chưa hài lòng được không?