Vai trò của thương hiệu khi kinh doanh trên TMĐT

Theo khảo sát của Nielsen, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng khi mua sắm. Thương hiệu chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách hàng và thúc đẩy khách hàng tin tưởng, chọn mua sản phẩm. Việc xây dựng một thương hiệu trên sàn TMĐT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nghĩa là khách hàng sẽ có xu hướng chọn bạn thay vì đối thủ, mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao. Trong bài viết này, Tiki University sẽ mang đến cho bạn góc nhìn rõ ràng về vai trò của thương hiệu khi kinh doanh trên sàn TMĐT nhé!

I. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

1. Xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Mỗi sản phẩm của bạn sẽ có một tên gọi hay các đặc điểm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, vì thế thông qua thương hiệu khách hàng có thể nhận dạng sản phẩm của từng thương hiệu. Trong thực tế, khách hàng luôn quan tâm đến công dụng hoặc lợi ích thật sự mà sản phẩm mang lại, nhưng khi cần phải lựa chọn sản phẩm thì hầu hết lại luôn để ý đến thương hiệu, nhà cung cấp nào, nhà sản xuất nào, uy tín hoặc thông điệp mà họ mang đến là gì.

2. Tiết kiệm chi phí tìm kiếm sản phẩm

Nhờ những kinh nghiệm khi sử dụng sản phẩm mà khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Từ đó họ lựa chọn ra những thương hiệu nào phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Do vậy có thể coi thương hiệu là công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hóa đối với quyết định sử dụng sản phẩm. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cần xây dựng.

3. Giảm rủi ro khi quyết định mua sản phẩm

Khách hàng dựa vào thương hiệu hoặc hình ảnh của doanh nghiệp như một sự bảo đảm cho chất lượng của hàng hoá hay dịch vụ mà họ sử dụng. Vì thế thương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng sẽ làm giảm lo lắng về rủi ro khi mua hàng của khách hàng tiềm năng.

4. Giúp khách hàng thể hiện vị trí xã hội

Mỗi thương hiệu không chỉ thể hiện cho những tính năng và giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mà còn đại diện cho một dòng sản phẩm cung ứng cho những người có địa vị xã hội. Một thương hiệu nổi tiếng sẽ mang đến cho khách hàng một giá trị cá nhân nào đó trong cộng đồng, giúp cho khách hàng trở nên chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn.

II. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU KHI KINH DOANH TRÊN TMĐT

1. Truyền tải thông điệp đến với khách hàng

Thương hiệu giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và so sánh được doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực trên thị trường. Đây là bước thu hút sự quan tâm và chú ý của các khách hàng mục tiêu. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng; thương hiệu càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

2. Thúc đẩy khách hàng mua sắm

Sau khi đã tạo được sự chú ý và quan tâm của khách hàng, thương hiệu lại tiếp tục nhiệm vụ lôi kéo, thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình. Bằng cách cho khách hàng thấy sự cấp thiết của sản phẩm/dịch vụ đối với đời sống.

3. Giữ chân khách hàng trung thành

Khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu mình quen thuộc hơn là những thương hiệu mới có mặt trên thị trường. Khi đó thương hiệu của bạn cần những phương án, kế hoạch cụ thể để tạo ra sự thân mật, quen thuộc cho khách hàng.

4. Khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn

Thương hiệu tốt giúp khách tự đưa ra cho mình những lý do thuyết phục để lựa chọn sản phẩm của thương hiệu đó. Khi bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và hành động vì thông điệp đó, sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sự. Một sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn, bởi vì họ biết chính xác những gì họ sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.

 

III. BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN SÀN TMĐT

1. Tập trung vào điểm khác biệt của thương hiệu

Bạn cần cố gắng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách thể hiện những gì nổi trội nhất giúp sản phẩm và cả thương hiệu trở nên độc đáo hơn.

  • Khách hàng mục tiêu: Thay vì bán quần áo cho mọi lứa tuổi, hãy chỉ tập trung vào giới trẻ luôn chạy theo các xu hướng.

  • Tagline đem lại nhiều lợi ích: Giúp cho khách hàng nắm bắt nhanh chóng những lợi thế khi làm việc với bạn bằng một tagline hấp dẫn.

  • Sự khác biệt trong thiết kế truyền thông: Bạn muốn thương hiệu của mình trở nên thật nổi bật? Hãy biến một tính năng nhỏ nhưng vô cùng độc đáo trở thành nét riêng biệt so với phần còn lại.

2. Xác định đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu 

Tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu là khởi đầu cho sự thành công khi kinh doanh trên sàn TMĐT. Ngay cả khi bạn có một sản phẩm hoàn hảo, mà không tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, bạn sẽ khá chật vật một thời gian. Bạn cần tập trung tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên, họ rất vui khi trả tiền cho sản phẩm của bạn, nhất là khi họ đã có nhu cầu. 

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Hãy kiểm tra dữ liệu khách hàng. Kiểm tra khách hàng của bạn đang mua gì, khi nào họ mua và họ chi tiêu bao nhiêu. Đừng ngần ngại trả lời các câu hỏi khi khách hàng có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ để vấn đề của họ được giải quyết nhanh chóng.

4. Tập trung vào chất lượng sản phẩm

  • Đánh giá sản phẩm: Nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến phổ biến nhất từ khách hàng qua các đánh giá sản phẩm, sau đó đưa chúng vào các nội dung cần truyền thông/ mô tả sản phẩm.

  • Kiểm tra đối thủ cạnh tranh của bạn: Hãy theo dõi cách các đối thủ cạnh tranh đang truyền thông ra sao. Bạn muốn mình trở nên thật khác biệt, nhưng việc tìm hiểu và tham khảo những gì đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang làm là việc không thể bỏ qua.

Hy vọng những thông tin trên sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn chú trọng hơn trong việc xây dựng thương hiệu cũng như có những chiến lược phù hợp để thương hiệu của bạn vững bước trên thị trường theo thời gian.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Đánh giá trung bình: 3.9 / 5. Số lượt đánh giá: 7

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích...

Hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé!

Ôi 🙁

Bạn có thể cho Tiki biết điểm nào khiến bạn chưa hài lòng được không?

Cùng Tiki review gian hàng của bạn