"Bẫy tâm lý" FOMO Marketing - Chuyển hóa “nỗi sợ” thành niềm vui khi mua sắm

Theo báo cáo từ WeAreSocial, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam lên tới 72 triệu người (tháng 1/2022) – tương đương 73,2% dân số Việt Nam, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong thế giới marketing, nắm bắt được tâm lý khách hàng rất quan trọng. Để thu hút và tác động khiến khách hàng ra quyết định mua hiệu quả hơn dựa vào điều này. Chính vì vậy, bạn không thể bỏ qua FOMO Marketing – hội chứng khan hiếm, khách hàng tiềm năng sẽ vì sợ bỏ lỡ mà tăng khả năng ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Nếu tận dụng tốt, bạn sẽ nhận được hiệu quả chuyển đổi không ngờ tới. Cùng Tiki University tìm hiểu thêm về FOMO Marketing qua bài viết dưới đây nhé!

I. FOMO LÀ GÌ? 

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng về nỗi sợ bên trong con người, cụ thể là nỗi sợ về việc bỏ lỡ một điều gì đó hoặc sợ bị bỏ lại phía sau. Hội chứng này đã được công bố vào đầu thế kỷ 21 bởi Dan Herman – chuyên gia nghiên cứu chiến lược marketing trong một chuyên mục tạp chí quản trị thương hiệu. Với hội chứng khan hiếm, khách hàng tiềm năng sẽ vì sợ bỏ lỡ mà tăng khả năng ra quyết định mua hàng.

Đặc biệt, FOMO Marketing tác động rất tốt đến thế hệ gen Z – thế hệ hoạt động “năng nổ” nhất trên Internet hiện nay. Theo thống kê, khoảng 70% gen Z sử dụng mạng xã hội sở hữu tâm lý FOMO và trên 50% trong số đó sẽ có hành vi mua hàng vì sợ bỏ lỡ món hàng mình yêu thích.

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG “SỢ BỎ LỠ”

1. Bán hàng lan truyền

“Rất nhiều người đang mua, còn bạn thì sao?” – đây chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữ hiệu ứng FOMO và hiệu ứng lan truyền cực tinh tế. Bạn cần xây dựng những thông điệp đắt giá, đánh thẳng trực tiếp vào tâm lý của khách hàng mục tiêu. Với bí quyết này, khách hàng của bạn sẽ nhanh chóng đánh giá về mức độ uy tín của sản phẩm cũng như thương hiệu. Từ đó, họ sẽ giảm được sự băn khoăn khi ra quyết định. 

2. Tạo khác biệt trong thông điệp đến khách hàng

Hãy suy nghĩ về đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn khi thiết kế thông điệp. Thông điệp phải tạo cảm giác cấp bách và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, khiến họ rơi vào trạng thái cảm thấy nếu không hành động thì sẽ hối hận vì quyết định đó của bản thân. Sử dụng các động từ và tính từ để “cài cắm” hiệu ứng FOMO và thu hút sự chú ý của khách hàng như: “Cơ hội cuối cùng”, “Giảm sốc đến”, “Độc quyền”, “Đừng bỏ lỡ”, “Rinh ngay”, “Chỉ có ở”, “Buy now or cry later!”, “Chỉ còn vài phút”, “Nhanh tay lên nào!”… sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng vùn vụt. 

3. Đẩy mạnh sự khan hiếm

Những mặt hàng càng khan hiếm và khó sở hữu càng khiến con người ta khao khát có được và sợ lỡ mất. Việc bạn cần làm là truyền tải thông điệp này nhằm kích thích khao khát và sự tò mò của khách hàng:

  • Tạo bộ sưu tập riêng chỉ hiển thị những sản phẩm có sẵn/sắp hết hàng/duy nhất: Chỉ còn 2 chiếc, chỉ còn 1 chiếc, phiên bản giới hạn, thiết kế độc quyền,… 

  • “Thả” các sản phẩm có số lượng giới hạn và được mua tối đa.
  • Giảm giá duy nhất cho 100 đơn hàng đầu tiên.

 

4. Chia sẻ những feedback từ các khách hàng trước

Những đánh giá sản phẩm từ các khách hàng trước có thể được sử dụng để kích hoạt FOMO. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ thời điểm sử dụng phù hợp để có tác động tốt nhất. Những feedback nên được đặt ở cuối trang chi tiết sản phẩm hoặc ngay ở banner đầu tiên trong trang chủ gian hàng, thời điểm này là lúc người mua hàng chuẩn bị ra quyết định. Đây là những bằng chứng mà để tin tưởng sản phẩm và dịch vụ hơn.

Một cách tốt nhất có thể sử dụng đó chính là đăng và chia sẻ những nhận xét chứng thực từ những khách hàng của bạn trên các trang mạng xã hội khác. Khi khách hàng đọc những trải nghiệm tích cực đó thì họ sẽ có khả năng lựa chọn mua hàng của bạn cao hơn.

5. “Đồng hồ đếm ngược” – yếu tố buộc khách hàng quyết định nhanh hơn

Một phương pháp đặt “áp lực vô hình” để tạo sự thúc giục. Khi bị hạn chế về mặt thời gian, họ sẽ lo sợ bỏ lỡ món hàng yêu thích với “giá hời” và suy nghĩ nhanh hơn cũng như dễ dàng ra quyết định “chốt đơn” nhanh chóng. Flash sale là một trong số các hình thức để tận dụng tâm lý này của khách hàng.

6. Tặng quà cho các quyết định sớm

Tặng quà là một trong những cách phổ biến để thu hút khách hàng. Với tâm trạng vui vẻ khi được nhận ưu đãi thì việc đưa ra một quyết định bao giờ cũng sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn có thể làm cho chiến thuật này hiệu quả hơn nữa bằng cách giới hạn số lượng khách hàng hưởng ưu đãi kèm theo thời gian diễn ra chương trình. Điều bạn cần chú ý là nên tặng những món quà ấn tượng, có giá trị hoặc công dụng hữu ích.

Ví dụ: Tặng ngay áo thun cao cấp trị giá 300k cho 50 khách hàng có giá trị đơn hàng từ 200k từ ngày 13-19/4.

7. Miễn phí vận chuyển – Công cụ thu hút mua sắm hiệu quả

Bạn có biết rằng đến 90% người mua hàng cho biết vận chuyển miễn phí là ưu tiên chính của họ khi lựa chọn mua hàng trực tuyến? Các ưu đãi vận chuyển miễn phí khi đơn hàng có giá trị vượt trên một số tiền tối thiểu nào đó – chính là được thiết kế dựa trên bản chất của hiệu ứng FOMO. Đáng ngạc nhiên, những chương trình này luôn đạt được hiệu quả cao. Nếu mọi người cảm thấy họ sẽ bỏ lỡ việc vận chuyển miễn phí khi không mua đủ số tiền, họ sẽ thực hiện việc đó, đặc biệt nếu chi phí bổ sung tương đối nhỏ.

Hãy cho khách hàng của bạn biết họ phải chi thêm bao nhiêu để được giao hàng miễn phí hoặc chỉ cần đặt một banner ở trang chủ gian hàng cho biết ngưỡng nào để họ được hưởng lợi ích đó.

FOMO Marketing ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thị trường, mặc dù còn một số hạn chế nhất định nhưng nếu bạn biết cách triển khai khéo léo thì nó vẫn là một thứ “vũ khí” lợi hại. Có thể nói đây là một chiến lược hay, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số đáng kể. Hy vọng những thủ thuật FOMO Marketing trên sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình hiệu quả hơn nhé!

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại đây.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 370

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích...

Hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé!

Ôi 🙁

Bạn có thể cho Tiki biết điểm nào khiến bạn chưa hài lòng được không?