"Brand Love" - Chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Để chinh phục tâm trí, phải đi từ trái tim khách hàng.

“Brand Love” – Tình yêu thương hiệu là tình cảm gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu, được thể hiện thông qua tần suất tương tác, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng dành cho thương hiệu đó. Đây cũng chiến lược tiếp thị nhằm giữ chân khách hàng trung thành ở lại mãi và biến họ thành người ủng hộ, hoặc người gây ảnh hưởng cho thương hiệu của bạn. Các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể dễ dàng tạo dựng trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhưng để xây dựng tình yêu trung thành với thương hiệu là cả một quá trình. Khi sự yêu thích này được xây dựng, điều đó tạo nên những kết nối tinh thần với khách hàng, giúp bạn xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số bán hàng cho cả doanh nghiệp. 

I. VAI TRÒ CỦA “BRAND LOVE”

Khi khách hàng dành tình yêu cho một thương hiệu đồng nghĩa với việc họ luôn đặt thương hiệu lên hàng đầu và ưu tiên sử dụng các sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu đó. Vì thế những thương hiệu có được tình yêu từ khách hàng sẽ dễ tăng doanh số hơn, dễ tung ra sản phẩm mới hơn, được khách hàng nhớ đến nhiều hơn, nhắc đến nhiều hơn, nhân viên thích được làm việc cho những thương hiệu này hơn.

  • Khách hàng không đặt yếu tố giá cả lên hàng đầu khi mua sản phẩm của bạn

Do mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng, 86% người trưởng thành cho biết họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm từ thương hiệu mà họ yêu thích.

  • Lòng trung thành tự nguyện đến từ khách hàng

Khách hàng sẽ trung thành với các thương hiệu đã xây dựng được mối liên hệ tình cảm mạnh mẽ với họ.

  • Khách hàng tự nguyện trở thành một “kênh” quảng bá thương hiệu cho bạn

Có một sự thật bạn không ngờ đến rằng ½ doanh số bán hàng là do truyền miệng. Những khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn có khả năng sẽ giới thiệu thương hiệu đó cho những khách hàng khác, có thể là người thân/bạn bè/đồng nghiệp. Điều này giúp bạn tăng doanh số bán hàng nhanh chóng hơn.

II. HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG “BRAND LOVE”

Hành trình được chia thành 5 giai đoạn:

1. Chưa biết đến

Đối với 1 thương hiệu mới, khách hàng sẽ chẳng biết bạn là ai? Nếu bạn không có thông điệp mạnh mẽ, thu hút, khách hàng thậm chí sẽ ngó lơ bạn. Do đó, thương hiệu mới cần phải ưu tiên nguồn lực để khiến mình thật nổi bật trong mắt khách hàng.

2️. Ít được biết đến

Ở giai đoạn này, khách hàng mới chỉ cảm thấy ổn và xem thương hiệu như một hãng thay thế. Họ sẵn sàng mua sản phẩm của thương hiệu khi có chương trình ưu đãi nhưng đồng nghĩa với việc sau đó có thể họ sẽ quay lại với những thương hiệu mà bản thân yêu thích. Do đó thương hiệu phải chứng tỏ được giá trị, chứng minh được bản sắc như tốt hơn, độc đáo hơn hay rẻ hơn đối thủ. Nếu không thành công ở giai đoạn này, thương hiệu nhiều khả năng sẽ sớm rời khỏi cuộc chơi.

3️. Hứng thú

Thương hiệu một khi đã đi đến giai đoạn này có thể được xem như đã vươn đến bước thành công đầu tiên. Lúc này, khách hàng đã xem thương hiệu là lựa chọn đúng đắn và thông minh, dù vẫn chưa dành nhiều cảm xúc. Kết quả là khách hàng vẫn có thể dễ dàng thay đổi theo cảm hứng. Đừng quá tập trung vào sản phẩm, hãy tập trung vào cảm xúc của khách hàng. 

4. Yêu thích

Được khách hàng yêu thích, đồng nghĩa thương hiệu đã bắt đầu “có chỗ đứng” trong lòng họ và thường xuyên sử dụng sản phẩm từ thương hiệu. Do đó, thương hiệu cũng cần thể hiện tình yêu dành cho khách hàng để tiếp tục thắt chặt mối quan hệ thân thiết.

5. Yêu thương

Ở giai đoạn yêu thương, thương hiệu trở thành một biểu tượng trong lòng khách hàng. Hãy mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng trung thành để họ chia sẻ với bạn bè, người thân. Từ đó giúp hình ảnh thương hiệu được quảng bá rộng rãi nhất có thể.

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU VỚI KHÁCH HÀNG

Để tạo nên sự yêu thích thương hiệu, hãy lấy khách hàng làm trung tâm. Hiểu được là điều gì quan trọng đối với họ và thể hiện điều đó trong chiến lược marketing của bạn. Dưới đây là một số gợi ý để xây dựng sự kết nối giữa các thương hiệu với khách hàng.

  • Tăng trải nghiệm khách hàng

Một nghiên cứu cho thấy có đến 75% trải nghiệm mua hàng đều dựa trên cảm xúc cá nhân. Khi tạo ra các trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng chính là động lực khiến họ tin tưởng và yêu thích thương hiệu của bạn nhiều hơn. Các chiến lược marketing ngày nay đều xoay quanh việc “lấy lòng” và “chiều chuộng” khách hàng như: tặng quà tri ân, chính sách hậu mãi tốt…

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Đây là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh dựa trên những đóng góp cho cộng đồng, xã hội nói chung. Để xây dựng “brand love”, thương hiệu cần tăng cường kết nối với khách hàng bằng cách mang lại những giá trị, thông điệp hữu ích tới họ cũng như giải quyết các vấn đề xã hội mà họ đang quan tâm.

  • Marketing hoài niệm 

Phương thức marketing dựa vào việc kết nối các thương hiệu với thời kỳ tốt đẹp trong quá khứ, để tạo ra sự tích cực cho hiện tại. Con người vốn dĩ luôn thích hoài niệm, trân trọng quá khứ và nhớ về những giai đoạn gắn liền với cảm xúc đẹp nhất trong cuộc đời của mình. Bằng cách khơi lại những kỷ niệm với thương hiệu trong suốt hành trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ xây lại được tình yêu của khách hàng và họ sẽ nhớ mãi về bạn. 

  • Trở thành nhà tài trợ

Người hâm mộ thường có những cảm xúc gắn liền với sở thích của họ. Nhà tài trợ gắn thương hiệu với những cảm xúc đó, giúp họ xây dựng sự kết nối với khách hàng mới. Tìm kiếm những sở thích mà khách hàng yêu thích và tìm cách liên kết với chúng.

  • Nắm bắt xu hướng

Có thể thấy khách hàng luôn yêu thích sự bùng nổ của các xu hướng và luôn hào hứng tham gia vào các câu chuyện hoặc meme mới nhất. Hãy theo dõi những sự kiện/xu hướng đang hot, học cách lắng nghe mọi thứ đang diễn ra xung quanh, từ khách hàng cho đến các đối thủ để hiểu rõ hơn về cách họ phản ứng với các xu hướng mới. Từ đó lên ý tưởng liên kết những câu chuyện đó với sản phẩm/thương hiệu của bạn.

  • Truyền cảm hứng

Cảm hứng là một cách hữu hiệu khiến khách hàng yêu mến thương hiệu. Đừng chỉ nói về điểm nổi bật của sản phẩm, thử tạo ấn tượng với khách hàng bằng “chất riêng” của thương hiệu bạn mang đến. Hãy biến thương hiệu của mình trở thành một brand truyền cảm hứng với nhóm người khách hàng nhất định. 

  • Sự ủng hộ tích cực của nhân viên

Hình thức tiếp thị sử dụng sức mạnh truyền thông từ chính “người nhà” để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy tạo ra một môi trường làm việc thân thiện sẽ góp phần khuyến khích nhân viên tích cực quảng bá thương hiệu của bạn. Điều này sẽ nâng cao nhận thức thương hiệu tổng thể, từ đó tiếp cận được nhiều đối tác, khách hàng hơn thông qua mạng lưới nhân viên công ty.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm thông tin thú vị về “Brand Love” và “bỏ túi” cho mình những bí kíp hữu ích để tìm được hướng đi đúng trong việc phát triển thương hiệu nhằm nắm bắt rõ mức độ tình cảm khách hàng hiện tại sẽ là chìa khóa cho thương hiệu phát triển lâu dài. 

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại đây.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích...

Hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé!

Ôi 🙁

Bạn có thể cho Tiki biết điểm nào khiến bạn chưa hài lòng được không?